Cồn thực phẩm là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống

CÔNG TY TNHH MTV TM DV HÀ TUẤN HOÀN
Hotline:

0931 759 986

CỒN THỰC PHẨM, CỒN CÔNG NGHIỆP, CỒN KHÔ, KHĂN LẠNH GIÁ RẺ TẠI TP HCM, BÌNH DƯƠNG CỒN THỰC PHẨM, CỒN CÔNG NGHIỆP, CỒN KHÔ, KHĂN LẠNH GIÁ RẺ TẠI TP HCM, BÌNH DƯƠNG

Cồn thực phẩm là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống

Ngày đăng: 17/04/2024 08:57 AM

Cồn thực phẩm hiện nay đang được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, thực phẩm,…. Và không phải ai cũng hiểu hết được những đặc điểm và tính ứng dụng của cồn thực phẩm khi đa phần mọi người có xu hướng nghĩ đây là một loại hóa chất độc hại khi nói đến từ “cồn” nếu chưa từng tiếp xúc và sử dụng loại cồn này. Vậy cồn thực phẩm là gì? Có bao nhiêu loại cồn đang được sử dụng hiện nay và nó được sử dụng để làm các việc gì, xem ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về loại cồn này nhé.

Cồn thực phẩm là gì? Đặc điểm, tính chất vật lý

Cồn thực phẩm (công thức hóa học C2H5O hoặc C2H6O) có chứa thành phần chính là Ethanol được loại bỏ các tạp chất như Acid, Este, Andehyd, dầu Fusel,… Sau quá trình chưng cất và tinh luyện sẽ được dùng để pha chế với nước và các thành phần hợp chất khác ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, thực phẩm, mỹ phẩm,…

Cồn thực phẩm còn được biết đến với các tên gọi như rượu Etylic, cồn Etanol,… Nó thuộc nhóm thành phần có hại cho sức khỏe con người, do đó việc sử dụng cần có liều lượng vừa đủ, chính xác và phải thật cẩn trọng nếu không sẽ có nhiều kết quả không mong muốn.

Cồn thực phẩm là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống 1Vì sao cồn thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong các đồ uống?

Tính chất vật lý

  • Cồn thực phẩm là chất lỏng không màu, trong suốt.
  • Có mùi thơm đặc trưng, dễ tan trong nước.
  • Dễ cháy, không có khói và ngọn lửa màu xanh da trời.

Ứng dụng phổ biến của cồn thực phẩm

  • Dùng trong công nghiệp: Làm chất tẩy rửa, vệ sinh nhà cửa, xưởng, trường học.
  • Dùng trong y tế: Làm chất tẩy rửa vết thương, thuốc sát trùng, các loại thuốc,… Đặc biệt dung dịch có chứa 70% Ethanol được sử dụng trong các chất tẩy rửa mạnh, ngăn ngừa các loại vi khuẩn, nấm, các loại virus như nước vệ sinh bồn cầu, cồn sát trùng vết thương
  • Dùng trong sản xuất mỹ phẩm: Sử dụng trong lăn khử mùi, nước hoa, mỹ phẩm làm đẹp khác,…
  • Dùng làm dung môi hòa tan các chất hóa học khác.

Tác dụng của cồn thực phẩm đối với sức khỏe con người

Cồn thực phẩm được xem là nhóm chất có nhiều tác hại đối với sức khỏe con người nhưng thực tế nó chỉ mang lại tác hại khi bạn sử dụng quá liều, nếu sử dụng đúng nồng độ cho phép thì cồn thực phẩm lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời mà chúng ta sẽ không ngờ đến.

Điển hình là nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu sử dụng một lượng nhỏ thức uống có chứa cồn thực phẩm như rượu vang mỗi ngày sẽ phòng tránh hiệu quả các bệnh về tim mạch và kéo dài tuổi thọ.

Nhìn chung thì cồn thực phẩm có nhiều tác hại hơn lợi ích đối với sức khỏe con người, phải thật cẩn trọng khi sử dụng, thậm chí nó còn được xem là một nét văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, điều cần duy nhất là mỗi chúng ta đừng lạm dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là phụ nữ sẽ có nhiều tác hại khi dùng đồ uống có cồn để có chế độ ăn uống lành mạnh.

Cồn thực phẩm có đảm bảo quy chuẩn an toàn để sử dụng hay không?

Cồn thực phẩm được đánh giá an toàn dựa trên Quy chuẩn QCVN 6-3:2010/BYT(Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) đối với các sản phẩm đồ uống có cồn. Trong đó có quy định chín chỉ tiêu cụ thể của cồn, ví dụ:

  • % thể tích Ethanol ở 20 độ C không ít hơn nồng độ quy định là 96.
  • Hàm lượng acid tính theo mg acid acetic/l cồn 100o không lớn hơn 15.
  • Hàm lượng methanol, mg/l cồn 100o không lớn hơn 300.

Và tất nhiên chúng ta không thể kiểm chứng được bằng mắt thường hoặc cảm quan mà cồn thực phẩm sẽ được mang đi phân tích tại các Phòng kiểm nghiệm bằng thiết bị hiện đại nằm trong quy chuẩn QCVN 6-3-2010 BYT.

Cồn thực phẩm là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống 2Chứng nhận ISO 22000:2018 quy định về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Còn một điểm để xác định cồn thực phẩm được sản xuất “sạch” đó là các nhà cung cấp hoặc phân phối cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Y tế cấp hoặc chứng nhận ISO 22000:2018 quy định về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Một số lưu ý khi bảo quản cồn thực phẩm

Để cồn thực phẩm phát huy tối đa lợi ích cho người dùng thì quy trình bảo quản chúng ta cũng cần quan tâm một số lưu ý:

  • Bảo quản cồn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, xa tầm tay trẻ em và phụ nữ mang thai
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp cồn thực phẩm với các bộ phận trên cơ thể, nên đeo găng tay hoặc khẩu trang khi sử dụng cồn.
  • Khi vô tình bị dính cồn thực phẩm vào mắt, phải rửa bằng nước ngay lập tức, khi nuốt phải không cố gắng nôn, phải uống nước lọc và đến cơ sở y tế gần nhất để có cách xử lý kịp thời.

Cồn thực phẩm là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng trong đời sống 3Cần bảo quản cồn thực phẩm trong các thiết bị tránh sự tiếp xúc với các chất khác

  • Cồn công nghiệp nên được bảo quản bằng một lớp thiết bị để tránh các tác nhân bên ngoài có thể xảy ra phản ứng hóa học.
  • Khi xảy ra sự cố cháy, tuyệt đối không được dùng nước để dập lửa, mà phải dùng bọt CO2, phun sương, dùng bột, hóa chất khô.
  • Đặc biệt: Người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông, các thiết bị máy móc, sản xuất phải có nồng độ cồn trong máu ở mức dưới 0.05% quy định, nếu không sẽ bị xử phạt.

Với những thông tin đã được cung cấp về cồn thực phẩm trong bài viết, hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn khác hơn khi nhắc đến từ “cồn”, nó có thể không mang giá trị dinh dưỡng trực tiếp như các loại vitamin, dưỡng chất,… Nhưng không thể phủ nhận vai trò của cồn thực phẩm khi kết hợp và phản ứng cùng nhiều chất khác trong các lĩnh vực. Tuy nhiên khi sử dụng vào bảo quản loại cồn này cũng nên lưu ý một số vấn đề tránh xảy ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

                                                                                                                                  Kim Ngân

                                                                                                              Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Zalo
Hotline